Câu chuyện 1: QUAN HỆ GIỮA TƯỚNG SỐ TẬP THỂ VÀ CÁ NHÂN
Trong thời kì Trung Hoa dân quốc kháng chiến chống Nhật Bản, có hai vị là Lâm Canh Bạch nhà đoán sô nổi danh và Đào Bán Mai nhà xem tướng kỳ tài, vốn bạn chơi rất thân với nhau cho nên hai vị đã cùng nhau cộng tác để làm những thực chứng để mà giải đáp vấn đề. Xem tướng đoán số tập thể để dễ đoán định thời cuộc.
Một hôm họ gặp nhau tại bảo quán Tân Cương, Đào Bán Mai hỏi Lâm Canh Bạch đã phát hiện được ra điều gì mới lạ sau khi xem số cho nhiều người?
Họ Lâm nói:
- Về các yếu nhân trong chính phủ thì chưa thấy có gì khác lạ mới mẻ. Chỉ riêng có số của thị trưởng Trùng Khánh là Ngô Quốc Trinh thì năm nay là năm đại bất như ý. Đồng thời xem cho đa số dân chúng Trùng Khánh thấy trong một trăm lá số có đến bẩy chục lá số rất xấu cho năm nay.
Đào Bán Mai căn cứ vào lời nói của bạn, mấy ngày hôm sau ông thường nươi công cộng lắm người đi lại mà sử dụng đến tài của mình. Trường hợp nayfm xem tướng giải quyết vấn đề dễ dàng hơn xem số. Bởi vì dù gặp người không quen, dù họ không mời vẫn đoán được như thường. Lạ thay, khi vận dụng nhãn lực với tướng pháp nhìn thiên hạ, Đào Bán Mai tiên sinh thấy khí sắc những người ở đây quá nửa là tướng chết bất đắc kỳ tử mà thảm họa sắp đến rồi chỉ trong vòng ba tháng. Sợ rằng đất Trùng Khánh này tai nạn đến nơi. Trong lúc chiến tranh, tai nạn không khỏi hai điều: Bị luân hãm hoặc bị máy bay ném bom. Đất Trùng Khánh tính trên chiến lực không thể nào bị luân hãm được, chỉ còn là vấn đề máy bay ném bom.
Đào tiên sinh nghĩ rất hợp ly, vì nếu Trùng Khánh bị giặc chiếm tất nhiên số mạng các yếu nhân chính phủ ít nhất dịch mã phải động, nghĩa là phải rời đi, nhưng theo như Lâm Canh Bạch thì không.
Còn số mệnh của ông thị trưởng Ngô Quốc Trinh thì bất quá chỉ là số mạng của một cá nhân không quan thiết đến đại cục.
Cái đáng kể là Lâm Canh Bạch xem thấy rất nhiều số xấu rồi đến Đào Bán Mai trông thấy nhiều tướng xấu. Hai người bàn với nhau mà lo. Nhưng ai dám nói cho mọi người hay chuyện lạ khó lòng tin được ấy (còn tiếp).
Hai ông bàn nhau: “ Tất nhiên nếu có thảm họa thì Trùng Khánh chỉ có thảm họa bị máy bay oanh kích. Nói đến may bay oanh kích thì hơi khó xảy ra thảm họa to tát bởi vì hệ thống hầm hố ở Trùng Khánh rất chắc chắn. Vậy thì tướng số sai chăng? Không thể như thế được! Cá nhân thì có thể sai chứ tập thể làm sao sai? Vả lại “ Tử vong khí sắc”’.
Đào Bán Mai tiên sinh thấy càng ngày càng nặng thêm không giảm bớt chút nào. Mối hoài nghi cứ dày vò mãi hai nhà tướng số.
Không bao lâu sau, cách cuộc gặp gỡ của hai vị tướng số chừng 38 ngày thì thảm họa lịch sử Trùng Khánh xảy đến Hàng vạn người chết chẳng phải vì dịch tễ, chẳng vì bom đạn mà chết ngạt ở dưới hệ thống hầm hố. Số người chỉ ngất xỉu đi thôi cũng bị vất lên xe đi chôn tập thể.
Tướng và số tập thể như vậy không phải chuyện ngoa ngôn.
Đất ước chúng ra ngày nay nếu ai để ý ít nhiều tất sẽ thấy ngay trẻ con thược thế hệ người Việt lớp sau này đều đẹp đẽ sáng sủa hơn lớp người trước mặc dầu chiến tranh miên man, mặc dầu rối loại không ngừng. Tướng tập thể của lũ trẻ Việt đó báo hiệu một tương lai tốt cho giang sơn Việt Nam.